Capital Raising
GỌI VỐN TÌM NHÀ ĐẦU TƯ
Hầu như tất cả Doanh nghiệp đều cần gọi vốn khi lợi nhuận giữ lại hàng năm không đủ tài trợ cho các dự án mới. Các startup cần gọi vốn để phát triển sản phẩm và tung ra thị trường. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần gọi vốn để mở rộng kinh doanh hoặc nắm bắt các cơ hội mới.
I/ Quy trình Gọi vốn thường qua các bước:
Bước 1 : Tiếp cận nhà đầu tư tiềm năng và quan tâm đến dự án của bạn.
Bạn cần chuẩn bị những tài liệu cần thiết (như Teaser, PitchDeck…) để gửi cho các Nhà đầu tư tiềm năng.
Bước 2 :Nhà Đầu tư đánh giá và rà soát Công ty của Bạn trên 3 khía cạnh chủ chốt :
• Rà soát về mặt Pháp Lý
• Rà soát về mặt hoạt động
• Rà soát về mặt Tài Chính
Bước 3 : Các Bên định giá và đàm phán về các điều khoản, điều kiện đầu tư.
Bước 4 : Giao dịch gồm các thủ tục :
• Ký MOU
• Hợp đồng Đầu Tư
• Sửa đổi điều lệ
• Phát hành cổ phần cho nhà đầu tư mới…
• Thay đổi GPKD
• Thỏa thuận Cổ Đông
• Lập Sổ quản lý Cổ Đông
II/ Những thách thức thường gặp trong quá trình Gọi vốn:
• Đánh giá thấp thời gian và nổ lực của việc gọi vốn.
• Việc kinh doanh có thể bị ảnh hưởng nếu không hoạch định tốt.
• Bạn không có quyền riêng tư.
• Không có mạng lưới nhà đầu tư.
• Pha Loãng quá nhiều và mất quyền kiểm soát Công Ty.
• Tiến hành thương vụ như thế nào.
• Giới hạn bạn có thêm khách hàng.
• Quá tập trung vào tiền bạc mà bỏ qua các yếu tố có giá trị khác.
III/ Vòng đời Tài chính của Doanh nghiệp:
NỘI DUNG CÔNG VIỆC TƯ VẤN GỌI VỐN - TÌM NHÀ ĐẦU TƯ CHO CÔNG TY CỦA BẠN BAO GỒM:
1. Tư vấn đầu tư
a. Chuẩn bị Teaser – Tài liệu chào cho Nhà đầu tư bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (trong trường hợp MINMAX chào cho nhà đầu tư là cá nhân, tổ chức nước ngoài). Nội dung Teaser bao gồm:
• Tổng quan về công ty
• Triển vọng thị trường
• Thông tin tài chính: Thông tin tài chính 3 năm vừa qua và dự báo 3 năm tiếp theo
• Thông tin định giá và nhu cầu bán cổ phần/phần vốn góp
• Kế hoạch sử dụng vốn (Trường hợp gọi thêm vốn)
• Luận điểm đầu tư (Điểm nổi bật khi đầu tư)
b. Rà soát Doanh nghiệp (Due Diligence): Rà soát trước để rút ngắn thời gian làm việc với nhà đầu tư, gồm 3 phần:
• Rà Soát Pháp Lý (Legal Due Diligence)
• Rà Soát Hoạt Động (Operations Due Diligence)
Khảo sát thị trường, vị thế cạnh tranh và triển vọng của doanh nghiệp trên thị trường. Rà Soát Hoạt Động cũng chỉ ra những tác động ngoại vi đến hoạt động của doanh nghiệp.
• Rà Soát Tài Chính (Finance Due Diligence)
Rà soát tài chính bao gồm việc đánh giá doanh số, chi phí, thu nhập, tài sản, công nợ, vốn góp của chủ sở hữu, dòng tiền, các khoản vay cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
c. Rà soát giá trị thương vụ: Rà soát cho Doanh nghiệp những vấn đề liên quan đến đầu tư như:
• Giá trị thương vụ.
• Cấu trúc thương vụ (Deal structure)
• Cơ cấu sở hữu và kịch bản pha loãng.
• Khả năng thoái vốn
• Quyền chọn và cổ phần ưu đãi.
• Thỏa thuận Cổ đông / Thỏa thuận Thành viên.
• Các điều khoản đầu tư có liên quan.
2. Môi giới đầu tư
• Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn góp từ các cổ đông/thành viên góp vốn hiện hữu của Doanh nghiệp
• Tìm kiếm nhà đầu tư mua cổ phần/phần vốn phát hành thêm của Doanh nghiệp.
• Tìm kiếm nhà đầu tư có nguồn lực tài chính để cung cấp vốn cho Doanh nghiệp dưới hình thức cho vay hoặc các hình thức cấp vốn hợp pháp khác.
• Tìm kiếm nhà đầu tư có nhu cầu nhận chuyển nhượng/mua lại tài sản, trang thiết bị, tài sản sở hữu trí tuệ và các dịch vụ liên quan mà Doanh nghiệp đang sở hữu và vận hành.
• Nhà đầu tư tiềm năng bao gồm: Các cá nhân, tổ chức có tiềm lực tài chính và/hoặc định hướng đầu tư chiến lược.